Cụ thể các loại công cụ hỗ trợ mà lực lượng bảo vệ được trang bị

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BẢO VỆ 24/7 ĐỨC ANH

Đ/c: 925/80 đường ĐT 743A, Kp Tân Long, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương | Hotline: 0967238248
Cụ thể các loại công cụ hỗ trợ mà lực lượng bảo vệ được trang bị
29/08/2024 11:20 AM 63 Lượt xem

    Cụ thể các loại công cụ hỗ trợ mà lực lượng bảo vệ được trang bị

    Cập nhật lúc 11:02, Thứ tư, 11/05/2022 (GMT+7)

    print  

    Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 06/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Hoàn thiện thể chế về giao dịch điện tử

    Phạt tối đa 40 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi cản trở hoạt động tố tụng

    Cụ thể các nguyên tắc trong dự án Luật Phòng thủ dân sự

    Bộ Tư pháp đề nghị xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi)

    Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

    Xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    Ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Kiểm toán nhà nước

    Quy định chi tiết xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

    Theo đó, dự thảo Thông tư đã sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Thông tư số 46/2014/TT-BCA về công tác phối hợp giữa Công an các đơn vị, địa phương với cơ quan, doanh nghiệp trong hướng dẫn, quản lý và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. 

    Cụ thể, Cục An ninh kinh tế, Cục An ninh chính trị nội bộ và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan và người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

    Trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, quản lý và kiểm tra gồm: Hướng dẫn cơ quan, doanh nghiệp xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, phương án, nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự.

    Hướng dẫn công tác bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp trong các ngày lễ, Tết, các sự kiện chính trị lớn hoặc theo đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp.

    Hướng dẫn công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cơ quan, doanh nghiệp; tham gia hỗ trợ, thực hiện các yêu cầu của lực lượng Công an trong bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp.

    Hướng dẫn xây dựng, củng cố lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở trong tình hình mới; xây dựng mô hình chuyên đề an ninh, trật tự phù hợp với cơ quan, doanh nghiệp.

    Hướng dẫn tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; đề xuất hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp.

    Phối hợp quản lý, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ; việc quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ và các loại phương tiện trang bị cho lực lượng bảo vệ và thực hiện trách nhiệm tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

    Bên cạnh đó, dự thảo đã sửa đổi Khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 46/2014/TT-BCA. Theo đó, hằng năm, các cơ quan, doanh nghiệp nếu có nhu cầu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên bảo vệ, chủ động xây dựng kế hoạch và thông báo cho các đơn vị Công an quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này biết và phối hợp thực hiện. 

     Lực lượng Cảnh sát cơ động tập huấn võ thuật cho bảo vệ các doanh nghiệp. (Ảnh minh hoạ)

    Ngoài việc huấn luyện cho số nhân viên bảo vệ chưa qua đào tạo, các đơn vị Công an căn cứ vào tình hình thực tế để chủ động phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức lớp bồi dưỡng để bổ sung và cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ đã được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.

    Mặt khác, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi Khoản 4 Điều 6 về cấp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

    Cụ thể, Cục An ninh kinh tế, Cục An ninh chính trị nội bộ tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thuộc các ban, bộ, ngành ở Trung ương được phân công phụ trách.

    Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đặt trụ sở tại địa phương (trừ cơ quan, doanh nghiệp thuộc các ban, bộ, ngành do các Cục nghiệp vụ được phân công phụ trách).

    Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi Điều 8 Thông tư số 46/2014/TT-BCA về trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ và các loại phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

    Theo đó, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được xem xét, trang bị các loại công cụ hỗ trợ, bao gồm: Dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay dắt dao. 

    Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị các loại công cụ hỗ trợ, gồm: Súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao. 

    Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị các loại công cụ hỗ trợ, gồm: Súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt giao.

    Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 56 Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. 

    Đối với cơ quan, doanh nghiệp thuộc bộ, ngành ở Trung ương nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trang bị công cụ hỗ trợ về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; cơ quan, doanh nghiệp ở địa phương nộp hồ sơ về Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 9, Điều 61 Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Điều 4 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    Các loại phương tiện khác, căn cứ yêu cầu thực tế công tác bảo vệ an ninh, trật tự, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định việc trang bị và sử dụng các loại phương tiện khác, như: Phương tiện quan sát, máy kiểm soát người ra, vào tại cổng trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, máy soi, máy bộ đàm... và phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan…

    P.V

    0967238248

    0967238248

    Zalo
    Hotline